Tăng trường dân số Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm Dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi, chỉ từ 4 triệu người vào năm 1990, đến 8 triệu người vào năm 2016 chỉ trong thời gian chưa đến 2 thập kỷ. Cứ trung bình mỗi năm dân số Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng khoảng 200.000 người, trung bình cứ qua thời gian 5 năm tăng khoảng 1 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,28%/năm cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số càng ngày càng nhanh.
Hiện nay, mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.292 người/km², mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội là 2.398 người/km². Điều này cho thấy rằng Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất của cả nước (tăng 26% so với năm 2009).
Các cơ cấu dân số của Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ cấu dân số TP HCM theo lao động
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất và nguồn lực lao động dồi dào bởi cơ cấu dân số trẻ và có được nhiều nguồn lao động từ các tỉnh khác nhập cư vào thành phố. Theo các số liệu thống kê, số dân trong độ tuổi lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 3.6 triệu người, chiếm hơn 66% dân số.
Nhóm các đối tượng đa ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia vào lao động làm cho quy mô của nguồn lao động tăng. Trong năm 2002 chỉ có 84.903 người, trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động là: 57.878/27.025.
Cơ cấu dân số TP HCM theo giới tính và độ tuổi
Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những thành phố có nguồn dân số trẻ mặc dù tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm dần. Theo các số liệu do cục Tổng điều tra dân số và nhà ở đã công bố, trên 23.9% dân số ở độ tuổi dưới 15 tuổi và 5.26% số dân có độ tuổi từ trên 65 tuổi. Còn về cơ cấu giới tính, tỷ lệ bé nam/bé nữ đang tăng qua mỗi năm.
Cơ cấu giới tính của dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Năm 1979 số nam/nữ là: 90.2/100
Năm 1989 số nam/nữ là: 90.1/100
Năm 1999 số nam/nữ là: 92.8/100
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng số trẻ em được sinh ra là 25.577, tăng 1.481 trẻ em so với năm 2019. Tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh: 112,6 trẻ nam/100 trẻ nữ. Số trẻ em sinh là con thứ 3 trở lên: 1.165 trẻ (tỷ lệ 4.55%), tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 3.6%.
Cơ cấu dân số TP HCM theo ngành nghề
Tỷ lệ lao động tại khu vực I (ngành nông, lâm và ngư nghiệp): giảm nhanh, 1979 (20,4%) đến năm 1989 còn (13,9%) và sụt giảm mạnh năm 2002 (6,2%) người đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ lao động tại khu vực II (ngành công nghiệp và xây dựng): cao và ổn định, năm 2021 có 965.291 lao động, chiếm 41,3%.
Tỷ lệ lao động tại khu vực III (ngành dịch vụ): tăng nhanh, tương ứng với các mốc thời gian nói trên là 1979 (chiếm 38,2%); 1989 (chiếm 42,7%) và 2021(chiếm 51,9%).
Tính dựa trên dân số thì cứ 100 người của thành phố có thì khoảng 5 người có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên.
Đội ngũ người lao động có chất lượng cao so với các ngành khác tập trung ở các ngành khác:
Hoạt động của ngành khoa học công nghệ có tỷ lệ lao động sở hữu bằng cấp chiếm gần 80,7%.
Ngành Giáo dục và đào tạo tỷ lệ lao động có bằng cấp chiếm 77.4%.
Ngành Y tế tỷ lệ lao động có bằng cấp 77,8%.
Tỉ lệ ngành cán bộ khoa học kĩ thuật ở các quận chiếm tận 94.7% tổng số những cán bộ khoa học kỹ thuật của thành phố.
Trong đó cao nhất chính là các Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Thạnh. Chỉ riêng 6 quận đã được liệt kê ở trên thì đã chiếm hơn 61% tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật, trong khi đó ở các ngoại tỉnh chỉ chiếm hơn 5%.
>>>>>Xem thêm: Nâng Mũi Chỉ Được Bao Lâu? ⚡ Những Lưu Ý Sau Khi Nâng Mũi
Sự phân bố dân cư Thành phố Hồ Chí Minh Dân số TP HCM và các vấn đề về nhà ở
Theo các số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, diện tích nhà ở dựa trên số bình quân đầu người tại khu vực thành thị và khu vực nông thôn số nhận thấy liệu chênh lệch không quá nhiều.
Khu vực thành thị từ 16.5 m²/người đến 19.1 m²/người, khu vực nông thôn có số dân từ 19.3 m²/người đến 20.4m²/người. Từ những số liệu thống kê cho thấy, điều kiện nhà ở của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng trong các năm qua.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có 99.3% hộ gia đình (trong tổng số 2.5 triệu hộ gia đình) sở hữu nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố, còn lại khoảng 0.7% hộ gia đình có nhà ở thiếu kiên cố hoặc đơn sơ. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận hộ dân cư đang sống trong những căn nhà có diện tích chỉ dưới 6m²/người.
Được thống kê bởi: Trịnh Văn Tuyển