Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Chấn thương đầu gối là một loại chấn thương thường gặp khi chúng ta tham gia các trò chơi thể thao, vận động nặng, sinh hoạt lao động. Các chấn thương đầu gối thường gặp có thể khác nhau nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì các chấn thương này sẽ gây ra những ảnh hưởng lên khả năng vận động của chúng ta. Thông qua bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về những loại hình chấn thương thường gặp mà cách để xử lý vết thương như nào cho hiệu quả nhé. 

Bạn đang đọc: Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Cấu tạo của phần đầu gối

Khớp gối chính là phần khớp có kích thước lớn cũng như cấu tạo phức tạp với biên độ vận động lớn. Nó cũng là phần đóng một vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển vận động của cơ thể. 

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Cấu tạo của khớp gối

Phần khớp phức hợp

Với phần khớp phức của cơ thể sẽ gồm có 2 phần cấu tạo đó là:

  • Phần khớp chè – đùi: đây là phần được cấu tạo bởi xương đùi và xương bánh chè. Chuyển động của khớp chính là sự trượt lên xuống của phần xương bánh chè nằm trên mặt diện tích bánh chè ở phần phía đầu dưới của phần xương đùi khi chúng ta gấp duỗi gối.
  • Phần khớp đùi – chày: được tạo bởi phần xương chày và xương đùi. Chuyển động của khớp này bao gồm sự chuyển động của bản lề (đá trước và đá sau) của phần cẳng chân so với phần đùi nằm ở phía mặt phẳng đứng dọc và chuyển động xoay nằm trên mặt phẳng ngang của đùi cùng với phần nửa thân trên so với cẳng chân khi bàn chân cố định.

Phần khớp chính

Phần khớp chính của đầu gối cũng bao gồm có 2 phần được phân chia rất rõ ràng, dễ hiểu đó là: 

Phần xương

  • Phần đầu dưới xương đùi: đây là xương dài to và khỏe nhất cơ thể.
  • Phần xương bánh chè: đây là phần xương vừng có hình dạng tam giác nằm ở trong phần gân cơ tứ đầu.
  • Phần đầu trên xương chày: đây là phần xương lớn hơn so với hai loại xương cẳng chân, với lực chịu đến 9/10 lực tỳ đè của cơ thể khi xuống cẳng chân.

Phần mềm bên trong và xung quanh của khớp gối

  • Phần gân cơ: khớp gối có cấu tạo gồm nhiều phần gân cơ như bánh chè, tứ đầu, gân cơ kheo hay dải chậu chày …
  • Phần dây chằng: Phần khớp gối gồm có 4 dây chằng chính để có thể giữ vững được khớp: phần dây chằng chéo trước và phần dây chằng chéo sau, phần dây chằng bên trong và phần dây chằng bên ngoài được xem là hai dây chằng có vai trò liên kết và số định phía trong và phía ngoài với hình dạng bản rộng.
  • Phần sụn chêm ở khớp gối (Meniscus): gồm có phần sụn chêm ngoài và phần sụn chêm trong với cấu trúc dạng sụn sợi nằm giữa 2 phần đầu của xương đùi và xương chày. Sụn chêm được hiểu theo một cách đơn giản như là một chiếc giảm xóc, với chức năng giúp giảm lực và phân tán tác động từ lồi cầu đùi khi nén xuống mâm chày khi đang ở trong quá trình vận động, đi lại, chơi thể thao…
  • Phần bao khớp: đây được xem là lớp màng bao bọc quanh khớp gối, với tác dụng nhằm tiết hết phần dịch bôi trơn giúp cho các khớp có thể hoạt động một cách dễ dàng.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Xương đầu gối thường có cấu tạo khá phức tạp

Nguyên nhân gây ra những chấn thương khớp gối

Nhiều người sẽ thắc mắc về nguyên nhân gây ra những chấn thương khớp gối của con người. Đó sẽ xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản đó là:

Nguyên nhân trực tiếp

Một số nguyên nhân trực tiếp có thể xảy ra gây ra những chấn thương khớp ở con người như: 

Do sự xảy ra va chạm trực tiếp vào đầu gối dẫn đến chấn thương như tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, hay do việc chấn thương khi tham gia thể thao như (bóng chuyền, bóng đá và các môn thể thao đối kháng khác…)

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Chấn thương đầu gối xảy ra do việc vận động nặng, tham gia những trò chơi mạnh

Nguyên nhân gián tiếp

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp thì cũng có một số nguyên nhân gián tiếp khiến cho phần đầu gối của bạn bị ảnh hưởng như: việc thay đổi những tư thế, động tác đột ngột: dừng lại đột ngột, xoay người đột ngột, nhảy từ trên cao xuống… Đó chính là những nguyên nhân phổ biến gây ra những chấn thương về dây chằng.

Một số chấn thương đầu gối thường gặp

Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về một số những chấn thương đầu gối thường gặp ở trong đời sống nhé.

Chấn thương dây chằng chéo trước

Phần dây chằng chéo trước (ACL) với chức năng giúp chống lại được sự di lệch ra trước của những mâm chày so với phần xương đùi và giúp chống lại những chuyển động xoay vào phía trong của cẳng bàn chân. Những tổn thương dây chằng chéo trước sẽ làm cho con người mất vững ở phần khớp gối, tạo ra sự khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động như nhảy cao, chạy nhanh, chạy lên dốc hay khi phải di chuyển việc đổi hướng đột ngột….

Chấn thương dây chằng chéo trước là một chấn thương thường gặp ở mỗi người

Cùng với những vận động ở cường độ thấp như chạy nhẹ, đạp xe, đi bộ… các khớp gối vẫn có chức năng đảm bảo được. Tuy nhiên khi đã qua một thời gian, sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như tổn thương sụn chêm, sụn khớp, hay việc dẫn đến những thoái hóa khớp gối sớm. Khớp gối mất vững cũng sẽ dẫn đến những tai nạn, nguy cơ bổ ngã trong các những sinh hoạt hàng ngày, gây ra những chấn thương nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua

Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau (PCL) với chức năng ngược lại với phần dây chằng chéo trước. Phần dây chằng có chức năng làm hạn chế sự di lệch ra sau của những mâm chày so với xương đùi. Dây chằng chéo sau với kích thước lớn hơn, sẽ ít tham gia vào sự hạn chế khi chuyển động xoay của phần khớp gối. Tỷ lệ tổn thương của phần dây chằng chéo sau khi bị chấn thương thường cũng sẽ thấp hơn nhiều lần so với phần dây chằng chéo trước. 

Những chấn thương dây chằng bên

Dây chằng bên chày hay còn gọi dây chằng bên mác (MCL, LCL) thường sẽ ít khi bị đứt bởi những chấn thương đơn giản mà đó chỉ xảy ra khi có những tác động mạnh, bị đụng dập, phù nề. Tuy nhiên, với những chấn thương nặng gây ra việc đứt 1 hoặc cả 2, hoặc nhiều dây chằng chéo hơn thì sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với phần cấu trúc khớp gối của bạn. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ để lại những di chứng lớn về sau như mất khả năng đi đứng hoặc năng hơn là cắt bỏ chân. 

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Những chấn thương nặng sẽ gây ra những hậu quả nặng đến với cơ thể

Rách phần sụn chêm (Meniscus tear)

Những tổn thương do việc bị rách sụn chêm có thể xảy ra một cách đơn độc. Đa phần thường xảy ra đi kèm với những tổn thương đứt dây chằng chéo, hoặc là việc bị đứt dây chằng chéo trước đó nhưng không tiến hành điều trị.

Nếu những tổn thương rách sụn chêm nhỏ, ở những vùng giàu mạch máu nuôi (zone 1/red zone) thì thường có thể liền nhanh chóng sau khoảng 6 tuần điều trị khi đúng cách. Với những tổn thương rách phức tạp, lớn hoặc rách ở những vị trí khó liền, có ít mạch nuôi (zone 2,3/red-white hoặc white zone), hay rách điểm bám sừng sau (root tear)…thì cần phải được có sự can thiệp và chẩn đoán kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm về việc phẫu thuật khâu, nội soi sụn chêm, thì người bệnh mới có hy vọng để bảo tồn được cấu trúc này.

Với những trường hợp không thể khâu lại được, bác sĩ sẽ tiến hành cắt sụn chêm một phần để giúp bệnh nhân bớt đau bởi đó chính là phương án tối ưu nhất. Khi lâu dài phần khớp gối này sẽ bị mất đi phần sụn chêm bởi nguy cơ bị thoái hóa sớm.

Dấu hiệu nhận biết

  • Đa phần những tổn thương rách sụn chêm này thường xảy ra đồng thời với quá trình đứt dây chằng. Bởi vậy những dấu hiệu của nó sẽ thường là: đau, sưng, và hạn chế sự vận động gối ngay sau những chấn thương và có thể là sẽ bị mất vững gối về sau. 
  • Khác với những tổn thương khi rách sụn chêm, người bệnh thường sẽ có những triệu chứng đau đớn kéo dài và thường đau ở một vị trí nhất định. Ở một số tư thế ví dụ như khi phải ngồi xổm hay phải leo cầu thang cao. Trong một số kiểu rách phức tạp, phần sụn chêm sẽ bị rách, kẹt vào ở giữa phần lồi cầu đùi và mâm chày gây ra những triệu chứng như cứng khớp,  kẹt khớp hoặc hạn chế phần biên độ duỗi so với chân lành.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Người bệnh thường có những triệu chứng đau, sưng phần đầu gối

Bị trật khớp gối

Trật khớp đầu gối hay còn được hiểu với tên gọi khác là trật khớp đùi – chày. Đây là một chấn thương rất nặng và thường hiếm gặp chiếm ~ 0,02% trong số tổng những loại chấn thương. Bởi thành phần chính của khớp gối được liên kết vững chắc với nhau bằng một hệ thống các bao khớp, gân cơ và dây chằng. Vì vậy phải cần một lực tác động mạnh, rất mạnh gây ra việc đứt rách nhiều thành phần kể trên, từ đó  mới có thể làm trật khớp gối được. Những bệnh nhân bị trật khớp gối sau các tai nạn giao thông, ngã ở độ cao hoặc tham gia một số môn thể thao với sự đối kháng mạnh như rugby, bóng bầu dục….

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Bị trật khớp gối thường xảy ra khi người bệnh chơi những trò chơi vận động mạnh

Với tình trạng trật khớp gối thường được đánh giá là một tình trạng cấp cứu bởi tỷ lệ tổn thương thần kinh và mạch máu cao thường dẫn đến những hậu quả lớn phải cắt cụt chân lên đến 10%. Vì vậy, người bệnh cần xử lý, khi phát hiện sao cho đúng cách càng sớm càng tốt. Từ đó để có thể tránh được những biến chứng xấu nhất. Nhưng mà đa số những bệnh nhân khi bị trật khớp gối sẽ đều phải tiến hành thông qua nhiều cuộc phẫu thuật để có thể tái tạo lại các phần cấu trúc đã bị tổn thương, từ đó nhằm phục hồi những chức năng khớp gối một cách kịp thời.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Những chấn thương gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể

Khi xảy ra những va chạm mạnh, một cách trực tiếp hoặc bị xoắn vặn mạnh vào vùng gối, phần khớp gối của bệnh nhân sẽ bị lệch trục, biến dạng, khả năng cao bị mất vận động với mức độ đau rất nhiều. Nhiều khi khớp gối cũng có thể tự bật trở lại ở vị trí ban đầu, tuy nhiên đa phần thì sẽ thường giữ nguyên ở vị trí trật, người bệnh không thể nào có thể tự vận động, mà buộc phải sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác thì mới có thể di chuyển được.

Những dấu hiệu nhận biết:

  • Trật khớp chè – đùi hay còn được gọi là trật xương bánh chè. Đây được xem là một tình trạng phổ biến thường xảy ra và làm bệnh nhân thường nhầm với tình trạng trật khớp gối. Ở trong trường hợp này, khi phần xương bánh chè bị trượt ra khỏi vùng rãnh của nó ở phần xương đùi, sẽ thường có khả năng cao bị trượt ra phía ngoài. 
  • Trật bánh chè khi bẩm sinh: Những yếu tố bất thường liên quan đến giải phẫu khớp gối, thường là những phát hiện xảy ra khi trẻ còn bé. Đây là những yếu tố chấn thương không có triệu chứng, phần xương bánh chè bị trật đi rất nhiều lần, những bệnh nhân lại thường không cảm thấy đau khi bị trật.
  • Trật bánh chè do những chấn thương: Xảy ra ở những bệnh nhân chưa từng bị trật bánh chè đến khi họ bị chấn thương ở vùng gối. Vẫn có thể kết hợp với những yếu tố bất thường khi nói về mặt giải phẫu. Đây chính là những yếu tố thuận lợi khiến cho phần xương bánh chè dễ bị lật và trật ra phía ngoài và chấn thương là những yếu tố cuối cùng xảy ra. 

Sau khi đã chấn thương người bệnh sẽ thường cảm thấy phần xương bánh chè bị lệch hẳn ra phía ngoài rất nhiều và không còn nằm ở phần giữa gối. Phần khớp gối cử động cũng sẽ khó khăn và thường không đau nhiều. Trong trường hợp bị trật lần đầu phần bánh chè có thể không bị bật trở lại ở vị trí cũ, nhưng nếu trật tái diễn nhiều lần thì phần bánh chè có thể tự bật trở lại vị trí cũ, hoặc người bệnh cũng có thể tự nắn chúng về nơi cũ một cách dễ dàng. Khi đã hết trật, phần khớp gối người bệnh có thể vận động lại một cách tương đối bình thường.

Bị gãy xương vùng khớp gối

Như đã nói từ trước, phần khớp đầu gối thường cấu tạo bởi 3 phần xương đó là: xương chày, xương đùi và phần xương bánh chè. Hầu hết, tất cả những chấn thương xảy ra ở vùng khớp gối đều có khả năng nguy cơ cao gây ra những tình trạng gãy các xương này. Một khi đường gãy xương lan vào phần mặt khớp sẽ làm mất đi sự trơn tru của các khớp khi vận động. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng cứng khớp hay nặng hơn là mất đi chức năng vận động nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Top +10 Công Ty Đào Tạo SEO Uy Tín & Tốt Nhất Tại Đà Nẵng

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị
Bị gãy xương vùng khớp gối được xem là một chấn thương nặng và nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

Những loại gãy xương khớp thường gặp trong quá trình chẩn đoán là: Gãy xương bánh chè, gãy lồi cầu ngoài / lồi cầu trong / trên, gãy mâm chày, và liên lồi cầu xương đùi, …. Đa phần những loại xương gãy này sẽ cần phải có quá trình phẫu thuật, điều trị thì mới mong có thể phục hồi được một cách tối đa bề mặt khớp. Cũng như làm tăng được khả năng chịu lực của phần xương, tránh được những di chứng về việc hạn chế vận động cho khớp gối sau này.

Một số dấu hiệu để nhận biết khi bị chấn thương như: 

  • Cảm giác đau nhói ở phần vùng xương bị gãy
  • Phần đầu gối bị đau, sưng, và có những vết bầm tím xung quanh.
  • Mức độ đau tăng dần lên và người bệnh không thể tự di chuyển được mà cần có người khác hỗ trợ.
  • Phần vùng xương đầu gối khi cử động sẽ có những tiếng bất thường, nghe thấy tiếng xương lạo xạo.

Bong điểm bám gân hay phần dây chằng vùng gối

Đây được xem là dạng tổn thương với nguyên nhân, cơ chế giống với việc tổn thương khi đứt dây chằng. Thay vì gây đứt ngang dây chằng, thì hậu quả của việc bong điểm bám gân đó sẽ làm cho phần xương mà dây gân bám vào sẽ lại bị nhổ bung lên. Cũng giống như việc bạn cầm thân cây để nhổ bật rễ cây. Đang nói ở đây là phần xương điểm bám của gân/dây chằng chính là phần rễ cây.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Bong điểm bám gân hay phần dây chằng vùng gối cần được chữa trị kịp thời

Những tổn thương thường gặp của chấn thương này đó là: Bong điểm bám dây chằng chéo ở trước, bong điểm bám dây chằng chéo ở phía sau, bong điểm bám dây chằng ở phía bên trong/ngoài và còn một trường hợp đặc biệt khác như bong điểm bám gân bánh chè.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh như:

  • Bong điểm bám có triệu chứng tương tự như đứt dây chằng.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy sưng nề, đau phần đầu gối. 
  • Việc vận động bị hạn chế khi chấn thương
  • Phần khớp gối bị lỏng về sau này. 
  • Tổn thương bong điểm bám dây chằng chéo trước sẽ có thể làm kẹt khớp gối và gây mất sự duỗi ra cho dù đã hết đau.

Những tổn thương bong điểm bám gân bánh chè này thường gặp nhiều ở những lứa tuổi trẻ vị thành niên hay là ở những bệnh nhân thường chơi những trò chơi mạnh như đá bóng, võ thuật…Khi bị chấn thương này, trẻ sẽ thường xuất hiện những tình trạng sưng đau mặt trước, nỗi đau tăng lên khi phải leo cầu thang bộ hoặc khi phải gồng mạnh cơ tứ đầu. Tuy nhiên,những hoạt động sinh hoạt hàng ngày trẻ vẫn có thể thực hiện một cách dễ dàng.  

Cách xử lý, điều trị khi gặp chấn thương

Sơ cứu phần chấn thương đầu gối

Một nguyên tắc cơ bản ở trong sơ cứu đó là không làm tổn hại thêm những chấn thương và tình trạng của người bệnh. Đối với những chấn thương nặng mà nghi ngờ bị gãy xương, trật khớp hoặc có những vết thương hở kèm theo. Chúng ta tuyệt đối không được tự ý kéo hay nắn khớp khi không biết rõ cũng như không phải là bác sĩ, nhân viên y tế. 

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Sơ cứu bệnh nhân được xem là một việc làm quan trọng

Với vết thương hở có thể sử dụng vải sạch hoặc gạc để ép vào phần miệng của vết thương để có thể cầm máu và tuyệt đối không được đắp các loại thuốc lào, thuốc lá… vì sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh nhiễm trùng ở bệnh nhân. Và điều quan trọng là không tự ý vận chuyển người bệnh, mà hãy nên gọi trợ giúp y tế để có thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở thăm khám chữa bệnh gần nhất.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Nếu tình trạng bênh nhân nặng, hãy gọi ngay y tế

Với các chấn thương nhẹ, người bệnh không quá đau đớn thì chúng ta có thể hỗ trợ bằng cách sử dụng nẹp gỗ hoặc những loại nẹp chuyên dụng để từ đó có thể cố định phần khớp gối và sau đó mới tiến hành đưa người bệnh đến những cơ sở thăm khám để chữa trị. 

Điều trị không cần phẫu thuật

Với những tổn thương ở mức độ nhẹ hoặc là với những bệnh nhân đã có tuổi, cường độ vận động thấp, thì bệnh nhân có thể tự điều trị bằng cách thực hiện phương pháp RICE kết hợp với việc sử dụng thêm đai nẹp, cố định, để từ đó có thể cố định, định hình vết thương và giúp bảo vệ được đầu gối khỏi tình trạng mất thăng bằng. 

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Người bệnh cũng có thể sử dụng phương pháp liệu trình để điều trị những chấn thương đầu gối

Quá trình phục hồi chức năng – vật lý trị liệu. Đây là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng nhằm giúp tăng cường được sức mạnh các cơ ở phần chân, từ đó giúp hỗ trợ phục hồi tốt hơn những chức năng vận động của phần đầu gối sau những chấn thương.

Phẫu thuật

Với những trường hợp chấn thương ở mức độ nặng, người bệnh nên đến bác sĩ để thăm khám, xem xét và tiến hành quá trình phẫu thuật, chữa trị.  Quá trình phẫu thuật đầu gối sẽ thường tùy thuộc vào những tổn thương khác nhau từ đó mới có thể đưa ra những biện pháp phẫu thuật khác nhau.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

Với những trường hợp bệnh nặng cần phải tiến hành phẫu thuật để chữa trị

Ví dụ như: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở… Bác sĩ sẽ rất đến việc căn cứ dựa trên những tình trạng tổn thương của bệnh nhân và đưa ra những chỉ định phương pháp sao cho phù hợp nhất. 

Địa chỉ thăm khám, tư vấn chấn thương đầu gối thường gặp

Và nếu bạn đang gặp phải những tình trạng chấn thương đầu gối mà chưa chắc chắn thì hãy nhanh đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Và một địa chỉ thăm khám uy tín, được nhiều người biết đến hiện nay bởi tay nghề đỉnh cao của bác sĩ, cùng với những trang thiết bị thăm khám hiện đại đó là phòng khám của bác sĩ Quỳnh- Dr. Quynh – Bác sĩ Chuyên Khoa Chỉnh Hình Cơ Xương Khớp.

Top +7 Các Chấn Thương Đầu Gối Thường Gặp ⚡️ Cách Điều Trị

>>>>>Xem thêm: Gas Điều Hoà Loại Nào Tốt Nhất? ⚡️ Review Ưu Nhược Điểm Chi Tiết

Người bệnh nên cần thăm khám và chữa trị kịp thời khi gặp chấn thương

Bác sĩ Quỳnh được biết đến là bác sĩ chuyên ngành chỉnh hình cơ xương khớp chuyên ngành phẫu thuật khớp gối, khớp vai và những tình trạng gãy xương tay chân. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ đã chữa qua rất nhiều bệnh nhân mắc các tình trạng chấn thương từ nặng đến nhẹ của các loại hình khớp gối. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ thăm khám uy tín thì hãy đến với Dr Quỳnh, để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0936.231.699
  • Sài Gòn: 002 Block A, EHOME S Nam, Đường Số 1, Bình Hưng, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đồng Nai: Phòng Khám Bác Sĩ Tâm
  • Kon Tum: 211 Duy Tân, Tp Kon Tum, Kon Tum
  • Email: DrQuynh.com@gmail.com
  • Website: drquynh.com

Trên đây là những thông tin về các chấn thương đầu gối thường gặp và cách để xử lý khi gặp phải những chấn thương ấy. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và phục vụ việc bảo vệ tốt bản thân của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *